Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, là ngôn ngữ của cảm xúc và nghệ thuật. Tuy nhiên, âm nhạc lại vô hình, bạn có thể nghe thấy nhưng không thể nhìn thấy. Để có thể lưu trữ và truyền đạt lại một bản nhạc, bạn cần phải hiểu
ký hiệu âm nhạc. Đây là hệ thống ký hiệu được sử dụng để giúp tác giả truyền đạt tác phẩm của mình, cho phép nghệ sĩ đọc, hiểu và trình bày lại tác phẩm một cách dễ dàng nhất. Vậy ký hiệu âm nhạc đó là gì? Hãy cùng
Hoàng Thái Music tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Choáng Ngợp Trước Các Ký Hiệu Âm Nhạc
Chắc hẳn với những ai lần đầu tiên tiếp xúc với âm nhạc sẽ cảm thấy bỡ ngỡ và không biết đọc
các ký hiệu nốt nhạc như thế nào. Khi nhìn vào những bản nhạc, có thể bạn sẽ cảm thấy "chóng mặt". Nhưng đừng lo lắng, thật ra thì nó cũng không quá khó hiểu đâu. Đặc biệt, sau bài viết này, kiến thức của bạn sẽ lên cấp mới.
Một Số Ký Hiệu Âm Nhạc Cơ Bản
Dưới đây là những ký hiệu âm nhạc cơ bản mà bạn cần nắm rõ nếu muốn chơi đàn piano:
1. Ký Hiệu Âm Nhạc/ Trường Độ
Nốt nhạc được sử dụng để ghi lại độ cao của âm thanh. Mỗi nốt tương ứng với một số nhịp khác nhau và được ký âm vào những bản nhạc.
Nốt nhạc sẽ tương ứng với số nhịp sẽ chơi và
dấu lặng sẽ tương ứng số nhịp sẽ nghỉ.
2. Khuông Nhạc (Stave / Staff)
Trong
ký hiệu âm nhạc, khuông nhạc chính là nền để các nốt nhạc và ký hiệu khác có thể đặt lên đó. Khuông nhạc bao gồm 5 dòng kẻ và 4 khe, tương ứng với các cao độ của nốt nhạc. Các cao độ này chỉ được xác định trên khuông nhạc khi xuất hiện các
Khoá Nhạc (Cleff).
3. Dòng Kẻ Phụ (Ledger Line)
Dòng kẻ phụ được sử dụng để viết những nốt nhạc nằm ngoài khuông nhạc. Vị trí của dòng kẻ phụ sẽ được đặt bên trên hoặc bên dưới khuông nhạc, tùy thuộc vào cao độ của nốt nhạc mà chúng ta muốn thêm vào.
4. Vạch Nhịp (Bar Line)
Vạch nhịp có tác dụng chia bản nhạc ra thành nhiều ô, mỗi ô được gọi là
Ô nhịp (Bar/Measure). Một ô nhịp chứa bao nhiêu phách thì chúng ta sẽ dựa vào
Số Chỉ Nhịp (Time Signature).
5. Ký Hiệu Kết Thúc
Ký hiệu âm nhạc kết thúc gồm 2 vạch kẻ, một thanh và một đậm. Khi nhìn thấy dấu hiệu này, bạn biết rằng bản nhạc đến đây là phải dừng lại.
6. Ký Hiệu Âm Nhạc - Khoá Sol
Khoá Sol là khoá nhạc phổ biến nhất và thường được sử dụng cho giọng hát và những nhạc cụ có âm khu cao. Khi chơi đàn piano, Khoá Sol thường được ví như tay phải.
7. Ký Hiệu Âm Nhạc - Khoá Đô (Alto/Tenor Clef)
Khoá Đô thường được viết dành cho các nhạc cụ như Viola, Cello và Trombone. Tuy nhiên, ngày nay, khoá Đô đã ít được sử dụng hơn.
8. Ký Hiệu Âm Nhạc - Khoá Fa (Bass Clef)
Khoá Fa được viết cho những nốt thấp và thường xuất hiện cùng với Khoá Sol, đại diện cho các tầng cao và trầm trong âm nhạc.
Các Dấu Hóa và Ký Hiệu Âm Nhạc Đặc Biệt
Ngoài các ký hiệu cơ bản, bạn cũng cần nắm rõ một số dấu hóa và ký hiệu âm nhạc đặc biệt sau:
1. Dấu Thăng (Sharp)
Dấu thăng có tác dụng tăng cao độ của nốt nhạc đứng trước nó lên ½ cung.
2. Dấu Giáng (Flat)
Dấu giáng có tác dụng giảm cao độ của nốt nhạc đứng trước nó ½ cung.
3. Dấu Bình (Natural)
Dấu bình có tác dụng huỷ bỏ công dụng của dấu thăng hoặc dấu giáng trước đó.
4. Dấu Bình Kép (Double Flat)
Dấu giáng có tác dụng giảm cao độ của nốt nhạc đứng trước nó 2 lần ½ cung.
5. Dấu Thăng Kép (Double Sharp)
Dấu thăng kép có tác dụng tăng cao độ của nốt nhạc đứng trước nó lên 2 lần ½ cung.
6. Ký Hiệu Âm Nhạc - Staccato
Khi có dấu chấm ở trên đầu một nốt nhạc, bạn phải hát nốt đó nảy hơn, rút gọn trường độ nhưng không làm tăng tốc độ bài nhạc.
7. Dấu Chấm Dôi (Dotted Note)
Dấu chấm nằm kế bên nốt nhạc có tác dụng kéo dài trường độ của nốt tương đương với một nửa giá trị của nốt đứng trước nó.
8. Dấu Mắt Ngỗng (Fermata)
Khi có dấu này trên một nốt nhạc, bạn có thể ngân dài tùy thích nốt nhạc đó.
9. Nốt Hoa Mỹ (Grace Note/Acciaccatura)
Nốt hoa mỹ có trường độ rất ngắn, giống như chỉ hát lướt qua.
Các Ký Hiệu Âm Nhạc Dấu Lặp Lại
Khi học âm nhạc, bạn cũng sẽ gặp một số ký hiệu âm nhạc dùng để chỉ sự lặp lại trong bản nhạc:
1. Dấu Nhắc Lại
Dấu nhắc lại cho biết giữa 2 dấu nhắc lại sẽ được trình diễn 2 lần.
2. Dấu Hồi/ Dấu Hoàn
Dấu hoàn dùng để nhắc lại từ ô nhịp nào đặt ký hiệu ngay vạch nhịp của ô đó. Khi gặp dấu hoàn thứ 2, bạn phải quay về ô nhịp có dấu hoàn thứ nhất để lập lại bài nhạc.
3. Dấu Coda
Dấu coda chỉ có tác dụng ở lần trình bày thứ 2. Khi trình bày lần 2, bạn sẽ nhảy sang đoạn nhạc sau dấu coda thứ 2 để tiếp tục.
Hoàng Thái - Nơi Bán Đàn Piano Chính Hãng Chất Lượng Tại TPHCM
Hoàng Thái Music tự hào là đơn vị hàng đầu về đàn piano chất lượng cao tại TPHCM. Chúng tôi cung cấp các sản phẩm đàn piano đa dạng về mẫu mã, chủng loại, kiểu dáng và màu sắc. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành piano, chúng tôi không chỉ đảm bảo giá tốt nhất mà còn mang đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ hàng đầu cho khách hàng.
Vì Sao Nên Chọn Mua Đàn Piano Tại Hoàng Thái?
- Sở hữu đội ngũ kỹ thuật được đào tạo bài bản.
- Đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng.
- Chính sách hậu mãi sau bán hàng như hỗ trợ lên dây và nâng cấp đàn.
- Nhiều mẫu mã đa dạng từ các thương hiệu nổi tiếng.
- Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản.
- Giá thành cạnh tranh cùng nhiều quà tặng hấp dẫn.
Kết Luận
Việc hiểu và nắm vững các ký hiệu âm nhạc là yếu tố quan trọng giúp bạn có thể chơi đàn piano một cách tự tin và hiệu quả. Qua bài viết này,
Hoàng Thái Music hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về
các ký hiệu nốt nhạc.
Hãy đến với
Hoàng Thái Music để trải nghiệm và khám phá thế giới âm nhạc đầy màu sắc. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline
090.123.1678 - 090.146.3333 hoặc tham khảo giá bán đàn piano tại website:
hoangthaimusic.com. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn để bạn có được sự lựa chọn tốt nhất cho mình.
SHOWROOM HOÀNG THÁI MUSIC
- Địa chỉ 1: 86 Phan Văn Trị, P.12, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
- Địa chỉ 2: 204 Nơ Trang Long, P.12, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
- Hotline: 090.123.1678 - 090.146.3333
- Tư vấn nhanh qua zalo: Click vào đây
- Tư vấn nhanh qua Facebook: Click vào đây
Hãy cùng Hoàng Thái khám phá thế giới âm nhạc và thực hiện ước mơ của bạn!