Các Ký Hiệu Âm Nhạc Cần Biết Khi Học Piano

Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, là ngôn ngữ của cảm xúc và nghệ thuật. Tuy nhiên, âm nhạc lại vô hình, bạn có thể nghe thấy nhưng không thể nhìn thấy. Để có thể lưu trữ và truyền đạt lại một bản nhạc, bạn cần phải hiểu ký hiệu âm nhạc. Đây là hệ thống ký hiệu được sử dụng để giúp tác giả truyền đạt tác phẩm của mình, cho phép nghệ sĩ đọc, hiểu và trình bày lại tác phẩm một cách dễ dàng nhất. Vậy ký hiệu âm nhạc đó là gì? Hãy cùng Tranphust tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! 

Chắc hẳn với những ai lần đầu tiên tiếp xúc với âm nhạc sẽ cảm thấy bỡ ngỡ và không biết đọc các ký hiệu nốt nhạc như thế nào. Khi nhìn vào những bản nhạc, có thể bạn sẽ cảm thấy "chóng mặt". Nhưng đừng lo lắng, thật ra thì nó cũng không quá khó hiểu đâu. Đặc biệt, sau bài viết này, kiến thức của bạn sẽ lên cấp mới. Các Ký Hiệu Âm Nhạc Cần Biết Khi Học Piano

Một Số Ký Hiệu Âm Nhạc Cơ Bản

Dưới đây là những ký hiệu âm nhạc cơ bản mà bạn cần nắm rõ nếu muốn chơi đàn piano:

1. Ký Hiệu Âm Nhạc/ Trường Độ

Nốt nhạc được sử dụng để ghi lại độ cao của âm thanh. Mỗi nốt tương ứng với một số nhịp khác nhau và được ký âm vào những bản nhạc. Nốt nhạc sẽ tương ứng với số nhịp sẽ chơi và dấu lặng sẽ tương ứng số nhịp sẽ nghỉ. Các Ký Hiệu Âm Nhạc Cần Biết Khi Học Piano

2. Khuông Nhạc (Stave / Staff)

Trong ký hiệu âm nhạc, khuông nhạc chính là nền để các nốt nhạc và ký hiệu khác có thể đặt lên đó. Khuông nhạc bao gồm 5 dòng kẻ và 4 khe, tương ứng với các cao độ của nốt nhạc. Các cao độ này chỉ được xác định trên khuông nhạc khi xuất hiện các Khoá Nhạc (Cleff).

3. Dòng Kẻ Phụ (Ledger Line)

Dòng kẻ phụ được sử dụng để viết những nốt nhạc nằm ngoài khuông nhạc. Vị trí của dòng kẻ phụ sẽ được đặt bên trên hoặc bên dưới khuông nhạc, tùy thuộc vào cao độ của nốt nhạc mà chúng ta muốn thêm vào.

4. Vạch Nhịp (Bar Line)

Vạch nhịp có tác dụng chia bản nhạc ra thành nhiều ô, mỗi ô được gọi là Ô nhịp (Bar/Measure). Một ô nhịp chứa bao nhiêu phách thì chúng ta sẽ dựa vào Số Chỉ Nhịp (Time Signature).

5. Ký Hiệu Kết Thúc

Ký hiệu âm nhạc kết thúc gồm 2 vạch kẻ, một thanh và một đậm. Khi nhìn thấy dấu hiệu này, bạn biết rằng bản nhạc đến đây là phải dừng lại.

6. Ký Hiệu Âm Nhạc - Khoá Sol

Khoá Sol là khoá nhạc phổ biến nhất và thường được sử dụng cho giọng hát và những nhạc cụ có âm khu cao. Khi chơi đàn piano, Khoá Sol thường được ví như tay phải.

7. Ký Hiệu Âm Nhạc - Khoá Đô (Alto/Tenor Clef)

Khoá Đô thường được viết dành cho các nhạc cụ như Viola, Cello và Trombone. Tuy nhiên, ngày nay, khoá Đô đã ít được sử dụng hơn.

8. Ký Hiệu Âm Nhạc - Khoá Fa (Bass Clef)

Khoá Fa được viết cho những nốt thấp và thường xuất hiện cùng với Khoá Sol, đại diện cho các tầng cao và trầm trong âm nhạc. Các Ký Hiệu Âm Nhạc Cần Biết Khi Học Piano

Các Dấu Hóa và Ký Hiệu Âm Nhạc Đặc Biệt

Ngoài các ký hiệu cơ bản, bạn cũng cần nắm rõ một số dấu hóa và ký hiệu âm nhạc đặc biệt sau:

1. Dấu Thăng (Sharp)

Dấu thăng có tác dụng tăng cao độ của nốt nhạc đứng trước nó lên ½ cung.

2. Dấu Giáng (Flat)

Dấu giáng có tác dụng giảm cao độ của nốt nhạc đứng trước nó ½ cung.

3. Dấu Bình (Natural)

Dấu bình có tác dụng huỷ bỏ công dụng của dấu thăng hoặc dấu giáng trước đó.

4. Dấu Bình Kép (Double Flat)

Dấu giáng có tác dụng giảm cao độ của nốt nhạc đứng trước nó 2 lần ½ cung.

5. Dấu Thăng Kép (Double Sharp)

Dấu thăng kép có tác dụng tăng cao độ của nốt nhạc đứng trước nó lên 2 lần ½ cung.

6. Ký Hiệu Âm Nhạc - Staccato

Khi có dấu chấm ở trên đầu một nốt nhạc, bạn phải hát nốt đó nảy hơn, rút gọn trường độ nhưng không làm tăng tốc độ bài nhạc.

7. Dấu Chấm Dôi (Dotted Note)

Dấu chấm nằm kế bên nốt nhạc có tác dụng kéo dài trường độ của nốt tương đương với một nửa giá trị của nốt đứng trước nó.

8. Dấu Mắt Ngỗng (Fermata)

Khi có dấu này trên một nốt nhạc, bạn có thể ngân dài tùy thích nốt nhạc đó.

9. Nốt Hoa Mỹ (Grace Note/Acciaccatura)

Nốt hoa mỹ có trường độ rất ngắn, giống như chỉ hát lướt qua. 

Các Ký Hiệu Âm Nhạc Dấu Lặp Lại

Khi học âm nhạc, bạn cũng sẽ gặp một số ký hiệu âm nhạc dùng để chỉ sự lặp lại trong bản nhạc:

1. Dấu Nhắc Lại

Dấu nhắc lại cho biết giữa 2 dấu nhắc lại sẽ được trình diễn 2 lần.

2. Dấu Hồi/ Dấu Hoàn

Dấu hoàn dùng để nhắc lại từ ô nhịp nào đặt ký hiệu ngay vạch nhịp của ô đó. Khi gặp dấu hoàn thứ 2, bạn phải quay về ô nhịp có dấu hoàn thứ nhất để lập lại bài nhạc.

3. Dấu Coda

Dấu coda chỉ có tác dụng ở lần trình bày thứ 2. Khi trình bày lần 2, bạn sẽ nhảy sang đoạn nhạc sau dấu coda thứ 2 để tiếp tục.

Xem thêm:

Kết Luận

Việc hiểu và nắm vững các ký hiệu âm nhạc là yếu tố quan trọng giúp bạn có thể chơi đàn piano một cách tự tin và hiệu quả. Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về các ký hiệu nốt nhạc

Link nội dung: https://tranphust.edu.vn/cac-ky-hieu-am-nhac-can-biet-khi-hoc-piano-a13299.html